Chữa bệnh viêm âm đạo ( phần 1 )
Y học cổ truyền viêm sinh dục nữ.Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục và gây bệnh toàn thân. Triệu chứng chung là có nhiều huyết trắng.
Bệnh học theo y học hiện đại
Viêm sinh dục nữ là loại bệnh phụ khoa thường gặp, thuộc nhóm bệnh xã hội, lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc tình dục.
Ở các nước đang phát triển, 3 bệnh viêm nhiễm đường sinh dục do vi khuẩn lậu, nhiễm Chlamydia và giang mai nằm trong số 10 đến 20 bệnh mắc cao nhất gây ảnh hưởng đến chỉ số sức khỏe và sinh sản hàng năm do các biến chứng như viêm vòi trứng, vô sinh, thai ngoài tử cung và tử vong chu sinh.
Các tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là Lậu cầu, Chlamydia trachomatis, xoắn khuẩn Trepomenema pallidum, Trichomonas vaginalis, nấm Candida albicans, các Virus…
Nguồn lây là những người trưởng thành có tiếp xúc giao hợp, nhóm nguy cơ lây lan nhanh là gái mại dâm.
Đường lây: Lây truyền qua đường sinh dục, tuy nhiên vẫn có thể lây qua khi dùng chung dụng cụ.
Đặc điểm lâm sàng khởi đầu bằng tình trạng viêm niêm mạc cơ quan sinh dục nữ, gây viêm tại chỗ sau đó lan theo chiều dài bộ phận sinh dục và gây bệnh toàn thân. Triệu chứng chung là có nhiều huyết trắng.
Viêm sinh dục phân làm 2 hội chứng lâm sàng chính:Viêm sinh dục dưới gồm: viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.Viêm sinh dục trên (viêm tiểu khung) gồm Viêm tử cung, viêm phần phụ.
Bệnh học theo y học cổ truyềnBệnh danh y học cổ truyền
Chứng trạng viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nữ được gọi là Đới hạ. Đới có nghĩa dây thắt lưng quần, Hạ có nghĩa ở phần dưới. Theo nghĩa rộng (Nội Kinh), Đới hạ là bệnh phát sinh ở phần dưới lưng quần, bao gồm tất cả các bệnh thuộc kinh đới, thai, sản. Theo nghĩa hẹp, Đới hạ dùng để chỉ một chất dịch dẻo, nhớt, chảy từ trong âm đạo ra liên miên không dứt, thường hay gọi là Bạch đới.
Trong phạm vi bài này bao gồm tất cả các tên được phân loại theo màu sắc, tính chất, dịch tiết như sau: Bạch đới, Hoàng đới, Bạch dâm, Bạch băng, Thanh đới, Bạch trọc, Xích đới, Hắc đới, Xích bạch đới, Ngũ sắc đới.
Cơ chế bệnh sinh y học cổ truyềnNguyên nhân sinh chứng đới hạ không ngoài 3 phương diện nội nhân, ngoại nhân và bất nội ngoại nhân.Nội nhân: Do tình chí bất ổn, thể chất suy nhược ảnh hưởng chủ yếu đến 2 tạng Can và Tỳ. Can kinh uất hỏa, Tỳ khí suy yếu.
Sách Phó thanh chủ nữ khoa viết “Hễ Tỳ khí hư, Can khí uất đều có thể sinh ra bệnh Đới hạ”.
Ngoại nhân: Phong hàn, thấp nhiệt, đàm thấp dễ xâm phạm vào cơ thể khi cơ thể đang lao thương quá độ gây khí huyết hao tổn, nhưng chỉ khi Tà nhập đến phần Bào lạc thì mới gây ra chứng Đới hạ.
Bất nội ngoại nhân: Do ăn uống no say quá mà giao hợp hoặc dùng nhiều chất cao lương mỹ vị hoặc uống dạng thuốc khô táo lâu ngày tổn thương tới âm huyết, làm dương khí bị nén xuống cũng tạo thành chứng Đới hạ. Tuy rằng có nhiều nguyên nhân để sinh ra bệnh nhưng chỉ khi bệnh tà gây bệnh ở cửa bào cung làm cho mạch Xung, Nhâm bị thương tổn mới là nguyên nhân chính của các bệnh Đới hạ, như khi chức năng Tỳ bị rối loạn, Tỳ dương mất khả năng vận hóa được thấp trọc đình trệ ở bên trong phải chảy xuống bào cung, làm rối loạn mạch Xung, Nhâm mới phát sinh ra chứng Đới hạ.
Hậu quả của bệnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới nguyên khí làm cơ thể suy yếu, có hại cho việc sinh sản, truyền giống nên cần chú ý vệ sinh bộ phận sinh dục, bảo vệ sức khỏe lâu dài.Lâm sàng theo y học hiện đại
Viêm sinh dục do lậu cầuNguyên nhân:Do vi khuẩn Neisseria gonorrhea (lậu cầu), thuộc nhóm gram (-) do Neisser tìm ra năm 1879. Vi khuẩn di chuyển từng hồi bám vào niêm mạc của bộ phận sinh dục. Lậu cầu rất yếu, chết rất nhanh ở nhiệt độ thường, nó chỉ phát triển được ở môi trường có độ ẩm, nhiệt độ thích hợp, nhiều khí CO2 và giàu chất dinh dưỡng. Đời sống khoảng 4 giờ và cứ 15 phút lại phân chia một lần.Dịch bệnh học:99% lây truyền do giao hợp giữa nam và nữ, phụ nữ mang mầm bệnh có khả năng lây truyền bệnh qua nhiều tháng, nhiều năm.
Sinh bệnh học:Bệnh khởi đầu bằng tình trạng viêm cấp của niệu đạo, viêm tuyến Bartholin và niêm mạc âm đạo, cổ tử cung. Vi khuẩn lậu nhập vào niêm mạc bộ phận sinh dục, gây phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhân để thực bào nên làm tiết ra mủ ở niệu đạo, âm đạo.
Sau đó, vi trùng lan theo nội mạc tử cung gây viêm tử cung, phần phụ. Nội mạc tử cung phù, xung huyết, nhưng tình trạng bệnh lý thường tự thuyên giảm vì mủ có thể tự thoát ra ngoài qua cổ tử cung. Mủ có thể tự thoát ra khỏi vòi trứng, vào ổ bụng gây viêm phúc mạc vùng chậu, tụ mủ vòi chậu. Nhưng do vi trùng lậu là vi trùng ăn lan trong lớp niêm mạc nên về sau vòi trứng dễ bị bịt kín, ứ mủ hoặc nước. Hậu quả là vô sinh.
Triệu chứng và chẩn đoán:Triệu chứng cơ năng: Sốt, đau vùng chậu, tiểu gắt, tiểu nhiều lần, tiểu ít.Triệu chứng thực thể: Tuyến Bartholin viêm đỏ, có mủ. Huyết trắng nhiều, dịch đục như mủ. Niêm mạc âm đạo viêm đỏ.Thăm âm đạo: âm đạo, tử cung, hai phần phụ rất đau, đôi khi có bọc mủ làm phồng túi cùng Douglas.Công thức máu: Bạch cầu tăng với tỷ lệ đa nhân trung tính tăng.Soi tươi: nhuộm gram có vi trùng lậu (song cầu trùng).Cấy trùng: có vi trùng lậu.Điều trị:
Nguyên tắc điều trị: Điều trị đúng, sớm và đủ liều, luôn điều trị cả cho người chồng hoặc bạn tình.Thuốc kháng sinh: Procain Penicilline hoặc Tetracycline, Chlarithromycine nếu dị ứng.Viêm sinh dục do nguyên nhân khácViêm âm đạo và cổ tử cung do Trichomonas vaginalis: Sinh bệnh học:Bình thường pH âm đạo acid, pH = 4,5 - 5 (do vi trùng Doderlein biến đổi glycogen ở thế bào âm đạo thành acid lactic. Khi pH âm đạo bị kiềm, dễ bị Trichomonas xâm nhập. Tỷ lệ nhiễm bệnh chiếm khoảng 25% số phụ nữ có viêm sinh dục, ở phụ nữ vệ sinh kém thường lây qua giao hợp.Triệu chứng:Ít ngứa rát âm đạo, ít đau khi giao hợp.Huyết trắng nhiều, loãng, vàng hơi xanh, có bọt, hôi.Niêm mạc cổ tử cung và âm đạo có nhiều nốt đỏ lấm tấm.
Chẩn đoán:Soi tươi: Tìm được Trichomonas bơi trong giọt dung dịch sinh lý.Nhuộm Giemsa.Điều trị:Metronidazol (Flagyl), hiệu quả 95%.Viêm âm đạo, cổ tử cung do nấm Candida albicans:Sinh bệnh học:Nấm men Candida bình thường tìm thấy trong ống tiêu hóa, các hốc tự nhiên và có sự quân bình giữa các tạp khuẩn sống cộng sinh, không gây bệnh. Nếu dùng kháng sinh bừa bãi hoặc Corticoides, cơ thể giảm sức đề kháng thì nấm Candida sẽ tăng trưởng và gây bệnh. Tỷ lệ nhiễm bệnh là 10% tổng số viêm sinh dục, thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, dùng kháng sinh nhiều.Triệu chứng:Ngứa âm hộ, âm đạo nhiều.Huyết trắng màu trắng đục, đặc, lợn cợn.Niêm mạc âm đạo sưng đỏ, phù nề có cặn trắng như sữa bám vào cổ tử cung hoặc thành âm đạo.Chẩn đoán:Soi tươi với KOH 10%: 40 - 80% các trường hợp thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm.Nhuộm gram: 70 - 80% trường hợp thấy sợi tơ nấm và bào tử nấm.
Điều trị:Mycostatin đặt âm đạo, uống 500.000 đơn vị x 3 ngày x 14 ngày.Viêm âm đạo và cổ tử cung do tạp trùng:Sinh bệnh học:Loại tụ cầu chiếm ưu thế, phụ nữ mang những chủng vi khuẩn không gây bệnh nhưng khi sức đề kháng yếu do bệnh nhiễm trùng, hoặc kháng sinh bừa bãi … thì các chủng vi khuẩn tăng độc lực và gây bệnh.Triệu chứng:Ngứa âm đạo, ít đau do giao hợp.Huyết trắng vàng như mủ, lượng nhiều.Chẩn đoán:Tìm vi khuẩn bằng nhuộm gram, cấy trùng.Điều trị:Lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ. Đặt thuốc âm đạo.
(Còn tiếp)
0 nhận xét: