Các thuật ngũ thường dùng trong Đông Y

17:36 Kiến Thức Marketing Online 0 Comments



Bất túc = không đủ, yếu 
Bi = Đau buồn, đau thương 
Biểu = Phần ngoài, da (biểu bì) 
Bình = Trung hòa, không nóng, không lạnh 
Bối = Lưng 
Cam = Ngọt 
Cách = Phân chia, chia cách 
Cảnh = Cổ 
Chỉ = Cầm, làm giảm 
Chích = Tẩm mật rồi nướng hoặc sao vàng 
Dịch = Chất lỏng (ví dụ: Tân dịch); bệnh truyền nhiễm (ví dụ: Ôn dịch) 
Đại tiện = Đi cầu 
Đạm = Nhạt 
Điền trướng = Đầy tức 
Hàm = Mặn 
Hãm = Ngâm trong nước nóng 
Hàn = Lạnh 
Hãn = Mồ hôi 
Hạng = Gáy 
Hành = Làm cho lưu thông 
Hiếp = Sườn 
Hỏa = Nhiệt 
Hoạt = Làm cho di chuyển dễ dàng 
Hư = Thiếu, yếu, suy 
Hung = Lồng ngực 
Hữu = Bên phải 
Huyền = Căng cứng 
Huyễn vựng = Chóng mặt hoa mắt 
Hỷ = Vui vẻ, sung sướng 
Khái = Ho 
Khổ = Đắng 
Khu = Trừ, loại trừ 
Khủng = Sợ hãi 
Kiên = Vai 
Kiện = Làm cho khoẻ lên (ví dụ: kiện tỳ) 
Kiện vong = Hay quên 
Kinh = Kinh hãi, sửng sốt quá mức 
Lao = Hao, gầy 
Liễm = Khống chế, kềm chế 
Loan = Co rút 
Lục khí = phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa 
Lục phủ = đảm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu 
Lý = thông (ví dụ lý khí); ở trong, phần trong 
Mãn = đầy, óc ách 
Mao = lông, chỉ sự nhẹ nhàng 
Ngũ hành = mộc, hỏa, thổ, kim, thủy 
Ngũ khiếu = mắt, lưỡi, mồm, mũi, tai 
Ngũ sắc = xanh, đỏ, vàng, trắng, đen 
Ngũ tạng = can, tâm, tỳ, phế, thận 
Ngũ vị = chua, đắng, ngọt, cay, mặn 
Nhiệt = nóng 
Nhuận = làm điều hòa, dễ dàng 
Nhục = thịt, cơ 
Nộ = tức giận 
Ố = sợ (ố hàn: sợ lạnh) 
Ôn = ấm 
Phát = làm cho ra (ví dụ: phát hãn) 
Phế = tạng phế (gồm có lá phổi và hệ kinh mạch liên quan đến phổi) 
Phong = gió 
Quan = bế tắc, đóng giữ 
Sao = rang 
Sáp = làm săn, se lại 
Sôn tiết = ăn vào tả ra 
Tà = độc tố, chất độc hại, khí độc 
Tả = lấy bớt ra, làm giảm bớt; bên trái 
Tân = cay 
Tân dịch = chất nước trong cơ thể (không phải huyết) 
Tán = làm tan ra (ví dụ: tán kết), nghiền nhỏ 
Tàng = chứa 
Táo = khô 
Thạch = đá, chỉ sự trầm nặng 
Thanh=màu xanh (tính từ); làm giảm, thanh trừ (động từ) 
Thấp = ẩm 
Thất tình = 7 thứ tình cảm (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh) 
Thống = nhức; điều khiển 
Thử = nắng 
Thực = dư, thừa, quá; vun đắp lên 
Tích = đường cột sống 
Tiểu tiện = đi tiểu 
Toan = chua 
Trệ = trì trệ, không thông 
Trung tiện = đánh rắm, địt 
Trường = dài; ruột (tiểu trường: ruột non, đại trường: ruột già) 
Tư = bồi dưỡng, bồi bổ, bổ 
Tư = tư lự, lo nghĩ 
Tức = hơi thở 
Ứ = đóng cục, tắc ngẽn 
Uất = tắc nghẽn, không thông 
Ưu = u sầu, buồn bã 
Yêu cổ = ngang thắt lưng và vế

VỊ TÍNH 

- Vị có 5: Toan (chua), Khổ (đắng), Cam (ngọt), Tân (cay), Hàm (mặn). 
- Tính có 4: Hàn (lạnh), Nhiệt (nóng), Ôn (ấm), Lương (mát). 
- Các chữ phụ bên như: Vi (rất nhỏ, rất ít), Tiểu (ít, nhỏ), Đại (lớn, nhiều). 

QUY KINH 

Có thuốc vào cả 12 kinh, cũng có thuốc vào từ 1 kinh trở lên, tại Bảng giản lược ghi việc Qui kinh vắn tắt theo tên Tạng Phủ. 
- Vào 6 Kinh Âm tức là vào 6 Tạng: Can (gan), Tâm (tim, óc), Tỳ (lách, mía), Phế (Phổi), Thận (cật), Tâm Bào Lạc (mạch máu). 
- Vào 6 Kinh Dương tức là vào 6 Phủ: Đảm (mật), Tiểu Trường (ruột non), Vị (dạ dày), Đại Trường (ruột già), Bàng Quang (bọng đái), Tam Tiêu (đường nước). 

GIẢI THÍCH HIỆU NĂNG 

Thuật ngữ = Dịch nghĩa 


An thần trấn kinh = An thần, yên co giật 


Bài nùng hiệp sang = Trừ mủ, lành ghẻ 
Bài nùng tiêu ung = Trừ mủ, tiêu ghẻ ung 
Bảo Phế ninh thấu = Bảo vệ Phổi, trị ho khạc 
Bảo Phế thai trợ sản = Bổ thai bào, giúp sanh dễ 
Bình Can tiềm Dương = Điều hòa Gan, gìn giữ Dương 
Bình Can trấn kinh = Điều hòa Gan, an kinh giật 
Bổ Can minh mục = Bổ Gan sáng mắt 
Bổ Can trị manh = Bổ Gan trị mù 
Bổ Hỏa hồi quyết = Bổ Hỏa trị quyết lãnh 
Bổ Hỏa tráng Dương = Bổ Hỏa mạnh dương sự 
Bổ Huyết an thai = Bổ máu yên ổn bào thai 
Bổ Huyết chỉ băng = Bổ máu dứt băng lậu 
Bổ Huyết chỉ Huyết = Bổ máu dứt chảy máu 
Bổ Huyết điều kinh = Bổ máu điều hòa kinh nguyệt 
Bổ hư minh mục = Bổ hư sáng mắt 
Bổ khí cứu thoát = Bổ khí giải cứu các chất mất chất sống 
Bổ khí liễm hãn = Bổ khí thu mồ hôi 
Bổ khí thăng Dương = Bổ khí nâng cao Dương 
Bổ Phế chỉ thấu = Bổ Phổi, dứt ho khạc 
Bổ Phế định suyễn = Bổ Phổi ổn định chứng khó thở 
Bổ Phế liễm huyết = Bổ Phổi giữ máu 
Bổ Phế ninh thấu = Bổ Phổi yên ho khạc 
Bổ Tâm an thần = Bổ Tâm an tinh thần 
Bổ Tỳ nhiếp huyết = Bổ Tỳ giữ máu 
Bổ Thận tráng cốt = Bổ Thận mạnh xương 


Cố biểu chỉ hãn = Chắc bên ngoài, dứt mồ hôi 
Cố hạ chỉ huyết = Chắc phần dưới, dứt chảy máu 
Cố thu thoát = Chắc phần dưới, giữ hạ thoát 
Cố kinh chỉ băng = Điều kinh nguyệt, dứt băng huyết 
Cố Thận súc nịch = Bền Thận tăng sức chứa nước tiểu 
Cố Thận súc niệu = Bền Thận tăng sức chứa nước tiểu 
Cố Tinh chỉ di = Bền tinh ngừng mộng di 
Cố Trường chỉ tả = Chắc ruột già ngừng tiêu chảy 
Công đàm trừ tích = Phá đàm tiêu tích trệ 
Công độc khu mai = Tiêu độc trừ giang mai 
Cường Âm liệu sán = Mạnh Âm trị sán khí 
Cường cân chấn nuy = Mạnh gân phục hồi bại liệt 
Cường cân khởi nuy = Mạnh gân phục hồi bại liệt 
Cường cân khởi tý = Mạnh gân khỏi tê đau 
Cường Vị tiêu thực = Mạnh dạ dày tiêu hóa thức ăn 

CH 
Chấn Tỳ triệt ngược = Thêm sức Tỳ trừ sốt rét 
Chế độc liệu thương = Trừ bớt độc trị thương tật 
Chế toan chỉ thống = Trừ chua, dứt đau 
Chế xà giải độc = Ngăn chặn và giải độc rắn 
Chưng não chỉ thế = Ấm não dứt sổ mũi 


Di tinh khứ manh = Dời con ngươi trừ đui mù 
Dưỡng Âm chỉ khát = Dưỡng Âm dứt khát nước 
Dưỡng Âm thanh nhiệt = Dưỡng Âm hạ sốt 
Dưỡng Can định huyễn = Dưỡng Gan ổ định xây xẩm 
Dưỡng Can minh mục = Dưỡng Gan sáng mắt 
Dưỡng Cân giải kỉnh = Dưỡng Gân trừ bệnh kỉnh 
Dưỡng Huyết an thai = Dưỡng huyết yên bào thai 
Dưỡng Huyết điều kinh = Dưỡng huyết điều hòa kinh nguyệt 
Dưỡng Huyết khứ phong = Dưỡng huyết trừ phong 
Dưỡng Tâm an thần = Dưỡng Tâm ổn định thần trí 
Dưỡng Tâm liễm hãn = Dưỡng Tâm thu mồ hôi 
Dưỡng Tâm ninh thần = Dưỡng Tâm an thần 
Dưỡng Thận minh mục = Dưỡng Thận sáng mắt 
Dưỡng Vị sinh tân = Dưỡng dạ dày sinh nước mát 

Đ 
Đạo khí khai ấm = Dẫn khí trị mất tiếng 
Đạo ứ thông kinh = Đuổi ứ huyết thông kinh nguyệt 
Địch ẩm bình suyễn = Tẩy đàm nhớt ổn bệnh suyễn 
Địch ẩm định huyễn = Tẩy đàm nhớt trị chóng mặt 
Điều kinh chỉ đái = Điều kinh ngừng bệnh đái hạ 
Điều khí chỉ thống = Điều kinh khí dứt đau 
Điều Vị tiêu bỉ = Điều kinh dạ dày trừ bụng đầy 


Giải độc hiệp sang = Giải độc lành ghẻ 
Giải độc hóa ban = Giải độc tiêu ban sởi 
Giải độc khu mai = Giải độc trừ bệnh giang mai 
Giải độc liệu thương = Giải độc trị thương tổn 
Giải độc lợi yết = Giải độc thông cổ họng 
Giải độc sát trùng = Giải độc diệt trùng 
Giải độc tiêu thủng = Giải độc tiêu thủng 
Giải độc tiêu ung = Giải độc trừ ghẻ ung 
Giải độc thấu chẩn = Giải độc lộ ban chẩn 
Giải độc y sang = Giải độc trị ghẻ 
Giải độc tửu chế độc = Giải độc rượu, giảm chất độc 
Giải uất khoan hung = Giải uất nghẹn, khoan khái lồng ngực 
Giáng Đàm trừ bỉ = Hạ đàm trừ đầy bụng 
Giáng hỏa lợi yết = Hạ hỏa thông yết hầu 
Giáng khí bình suyễn = Hạ khí định suyễn 
Giáng khí thông tiện = Hạ khí thông nhị tiên 
Giáng nghịch chỉ ẩu = Hạ nghịch dứt ói 


Hạ Đàm chỉ khái = Hạ Đàm dứt ho 
Hạ Khí bình suyễn = Hạ khí định suyễn 
Hạ Khí chỉ ẩu = Hạ Khí dứt ói 
Hạ Khí giáng nghịch = Hạ giáng khí nghịch 
Hạ Khí khoan trung = Hạ khí thư thái phần giữa 
Hạ Khí khoan trướng = Hạ khí trướng đầy 
Hạ Khí tán mãn = Hạ khí tiêu đầy 
Hành huyết chỉ lỵ = Lưu thông máu ngừng kiết lỵ 
Hành huyết thông kinh = Lưu thông máu thông kinh nguyệt 
Hành khí an thai = Lưu thông khí yên bào thai 
Hành khí chỉ thống = Lưu thông khí dứt chứng đau 
Hành khí khoan hung = Lưu thông khí thư thái lồng ngực 
Hành khí liệu sán = Lưu thông khí trị sán khí 
Hành Thủy tiêu bỉ = Lưu thông nước trừ bỉ đầy 
Hành Thủy tiêu cổ = Lưu thông nước trừ cổ trướng 
Hành Thủy tiêu thủng = Lưu thông nước trừ phù thủng 
Hành trệ điều tiện = Thông ứ trệ điều hòa nhị tiện 
Hành trệ hồi nhũ = Thông ứ trệ khiến sữa trở lại 
Hành trệ khoan trướng = Thông ứ trệ thư thái đầy trướng 
Hành ứ chỉ thống = Thông ứ dứt đau 
Hành ứ điều kinh = Thông ứ trệ điều hòa kinh nguyệt 
Hành ứ liệu thương = Thông ứ trệ trị thương tật 
Hành ứ thông kinh = Thông ứ hành kinh nguyệt 
Hóa Đàm chỉ khái = Tiêu Đàm dứt ho 
Hóa Đàm chỉ thấu = Tiêu Đàm dứt ho khạc 
Hóa Đàm giáng nghịch = Tiêu Đàm hạ khí nghịch 
Hóa Đàm nhuyễn kiên = Tiêu Đàm mềm chất cứng 
Hóa Đàm tiêu bỉ = Tiêu Đàm trừ bỉ đầy 
Hóa Đàm triệt ngược = Tiêu Đàm trừ tiệt sốt rét 
Hóa khí thông niệu = Giúp khí hóa để lợi tiểu 
Hóa thạch thông lâm = Thông trị thạch lâm 
Hóa thấp tiêu thử = Trị bệnh do nắng và ẩm thấp 
Hóa trệ phá trưng = Tiêu ứ trệ tan tích khối 
Hóa trọc chỉ đái = Tiêu chất dơ ngừng đái hạ 
Hóa ứ chỉ huyết = Tiêu ứ trệ dứt chảy máu 
Hóa ứ chỉ thống = Tan ứ trệ dứt đau 
Hóa ứ tiêu ung = Tiêu ứ trệ trừ ghẻ ung 
Hòa dược điều tể = Điều hòa dược tể 
Hòa huyết an thai = Điều hòa máu yên bào thai 
Hòa huyết điều kinh = Điều hòa máu và kinh nguyệt 
Hòa trung định thai = Hòa trung phần yên ổn bào thai 
Hòa Vị an thần = Điều hòa dạ dày an tinh thần 
Hòa Vị chỉ ẩu = Điều hòa dạ dày ngừng ói 
Hòa Vị trừ phiền = Điều hòa dạ dày tiêu bứt rứt 
Hoãn cấp chỉ thống = Chậm chứng cấp, dứt đau 
Hoạt huyết cứu vựng = Lưu hành máu trị chóng mặt 
Hoạt huyết điều kinh = Lưu hành máu điều hòa kinh nguyệt 
Hoạt huyết lý thương = Lưu hành máu trị thương tật 
Hoạt huyết thông kinh = Lưu hành máu thông kinh nguyệt 
Huợt đàm lợi khiếu = Long đờm thông khiếu 
Hượt huyết hạ thai = Trơn huyết hạ thai 
Hượt khiếu thông nhũ = Lợi khiếu thông sữa 
Hượt thai trợ sản = Trơn thai dễ sanh 
Hượt trường thông tiện = Nhuận trường thông đại tiện 


Ích âm chỉ đái = Lợi Âm dứt đái hạ 
Ích Âm chỉ huyết = Lợi Âm dứt chảy máu 
Ích Âm chỉ khát = Lợi Âm ngừng khát nước 
Ích Âm liễm hãn = Lợi Âm thu mồ hôi 
Ích Âm nhiếp tinh = Lợi Âm giữ bền tinh 
Ích Âm thanh nhiệt = Lợi Âm làm mát 
Ích Âm thông kinh = Lợi Âm thông kinh nguyệt 
Ích huyết ninh thần = Lợi máu, thêm ổn tinh thần 
Ích huyết phục mạch = Thêm máu làm mạch trở lại 
Ích khí bổ trung = Lợi khí bổ phần giữa 
Ích khí chỉ thấu = Lợi khí dứt ho khạc 
Ích khí liễm hãn = Lợi khí thu mồ hôi 
Ích tinh chủng tử = Lợi tinh dễ có con 
Ích Tỳ nhiếp huyết = Lợi Tỳ giữ máu 
Ích Thận bổ tinh = Lợi Thận thêm tinh 
Ích Thận cố tinh = Lợi Thận bền tinh 
Ích Thận cố thoát = Lợi Thận bền tinh, niệu 
Ích Thận kiện cốt = Lợi Thận khỏe xương 
Ích Thận liễm tinh = Lợi Thận thu giữ tinh 
Ích Thận súc niệu = Lợi Thận thêm sức chứa nước tiểu 
Ích Thận trấn tinh = Lợi Thận bền tinh 
Ích Vị tiêu bỉ = Lợi dạ dày trừ đầy bụng 


Kiện cốt an nha = Khỏe xương yên răng 
Kiện cốt chấn nuy = Khỏe xương phục hồi bại liệt 
Kiện cốt tráng yêu = Khỏe xương mạnh eo lưng 
Kiện Tỳ chỉ tả = Khỏe Tỳ dứt tiêu chảy 
Kiện Tỳ thoái ế = Khỏe Tỳ trị mộng thịt 
Kiện Thận tráng yêu = Khỏe Thận mạnh eo lưng 
Kiện Vị chỉ ẩu = Mạnh dạ dày, dứt ói 
Kiện Vị khai cấm = Mạnh dạ dày, mở ngậm cứng 
Kiện Vị khoan trướng = Mạnh dạ dày, thư thái chứng đầy bụng 
Kiện Vị tiêu thực = Mạnh dạ dày, tiêu hóa thức ăn 
Kiếp đàm khai tý = Trị đàm, trị tê đau 

KH 
Khai khiếu thông bế = Mở lỗ khiếu thông bế tắc 
Khai Vị tấn thực = Mở dạ dày kích thích ăn uống 
Khoan hung khai tý = Mở lồng ngực trị đau 
Khoát đàm bình suyễn = Tẩy đàm định suyễn 
Khoát đàm định suyễn = Tẩy đàm bình suyễn 
Khoát đàm tiệt kinh = Tẩy đàm trị kinh giật 
Khứ chướng minh mục = Trừ chướng sáng mắt 
Khứ đàm bình suyễn = Trừ đàm yên bệnh suyễn 
Khứ đàm chỉ khái = Trừ đàm dứt ho 
Khứ đàm chỉ thấu = Trừ đàm dứt ho khạc 
Khứ đàm trấn khái = Trừ đàm an chứng ho 
Khứ hàn chỉ thống = Trừ lạnh dứt đau 
Khứ hàn thông tý = Trừ lạnh giải tê đau 
Khứ phong chỉ thống = Trừ phong dứt đau 
Khứ phong giải kỉnh = Trừ phong giải chứng co cứng 
Khứ phong minh mục = Trừ phong sáng mắt 
Khứ phong thanh thượng = Trừ phong mát phần trên 
Khứ phong thông tý = Trừ phong giải tê 
Khứ phong trấn kinh = Trừ phong động, yên kinh giật 
Khứ phong trừ lại = Trừ phong trị bệnh cùi 
Khứ thấp chỉ lợi = Trừ thấp trị ỉa lỏng 
Khứ thấp giải thử = Trừ thấp trị cảm nắng 
Khứ thấp thông tý = Trừ thấp giải tê 
Khứ thấp trừ tý = Trừ thấp trị tê 
Khứ ứ chỉ huyết = Trừ ứ dứt chảy máu 
Khứ ứ liệu thương = Trừ ứ trị thương tổn 
Khứ ứ phá trưng = Trừ ứ tan kết khối 


Liễm âm chỉ huyết = Thu giữ âm dứt chảy máu 
Liễm huyết chỉ huyết = Thu giữ huyết dứt chảy máu 
Liễm Phế bình suyễn = Thu Phế khí định suyễn 
Liễm Phế chỉ khái = Thu Phế khí ngừng ho 
Liễm Phế chỉ thấu = Thu Phế khí ngừng ho khạc 
Lợi cách chỉ ế = Thông cơ hoành dứt chứng ợ 
Lợi đảm thoái hoàng = Thông mật trị vàng da 
Lợi huyết liệu tý = Thông máu trị tê 
Lợi khiếu đạo bế = Thông khiếu dẫn bế tắt 
Lợi khiếu hạ nhũ = Thông khiếu xuống sữa 
Lợi khiếu hộ lung = Thông khiếu trị tai điếc 
Lợi khiếu thông tỵ = Thông lỗ mũi 
Lợi niệu đạo thấp = Lợi tiểu giải ẩm thấp 
Lợi niệu thoái hoàng = Lợi tiểu trị vàng da 
Lợi niệu thông lâm = Lợi tiểu giải đái khó 
Lợi niệu tiêu thủng = Lợi tiểu trừ phù thủng 
Lợi tiện tiêu thủng = Lợi nhị tiện trừ phù thủng 
Lợi thấp chỉ tả = Lợi tiểu trị thấp dứt tiêu chảy 
Lợi thấp thoái hoàng = Lợi thủy thấp trị vàng da 
Lợi thủy tiêu thủng = Lợi tiểu trừ phù thủng 
Lợi thủy thông lâm = Thông lợi thủy trị đái khó 
Lương Can minh mục = Mát gan sáng mắt 
Lương huyết an thai = Mát máu yên bào thai 
Lương huyết chỉ huyết = Mát máu dứt chảy máu 
Lương huyết chỉ lỵ = Mát máu dứt kiết lỵ 
Lương huyết liệu thương = Mát máu trị thương 
Lương huyết ô phát = Mát máu đen tóc 
Lương huyết thông lâm = Mát máu thông chứng đái khó 
Lương Phế chỉ thấu = Mát phổi dứt ho khạc 
Lương Phế định thấu = Mát phổi ổn chứng ho khạc 
Lương Vị chỉ ẩu = Mát dạ dày dứt ói mửa 
Lý khí an thai = Điều hòa khí yên bào thai 
Lý khí giải uất = Điều hòa khí trừ uất ức 
Lý khí khoan trướng = Điều hòa khí thư thái đầy trướng 
Lý thấp triệt ngược = Điều hòa thấp dứt sốt rét 


Ma ế minh mục = Mài mòn mộng, sáng mắt 


Nạp khí bình suyễn = Thêm Phế khí định suyễn 
Nạp Thận bình suyễn = Thêm Thận khí định suyễn 
Ninh Tâm an thần = An ninh Tâm thần 
Ninh Tâm định quý = An Tâm ổn định hồi hộp 
Noãn cung an thai = Ấm tử cung yên bào thai 
Noãn cung chế lậu = Ấm tử cung phòng trị băng lậu 
Noãn Thận liệu sáng = Ấm Thận trị sáng khí 
Nõan Tỳ chỉ tả = Ấm Tỳ dứt tiêu chảy 
Noãn Vỵ tiêu thực = Ấm dạ dày tiêu hóa thức ăn 

NG 
Ngưng huyết chỉ huyết = Đông máu dứt chảy máu 

NH 
Nhiếp Thận chỉ tả = Thu Thận khí ngừng tiêu chảy 
Nhu Can chỉ thống = Nhuận gan dứt đau 
Nhu Can tức phong = Nhuận gan ngừng phong động 
Nhuận Can minh mục = Nhuận gan sáng mắt 
Nhuận Cân giải kỉnh = Nhuận gân giải bệnh kỉnh (co cứng) 
Nhuận Phế chỉ huyết = Nhuận Phổi ngừng chảy máu 
Nhuận Phế chỉ khái = Nhuận Phổi dứt ho 
Nhuận Phế hóa đàm = Nhuận Phổi tiêu đàm 
Nhuận Phế lợi yết = Nhuận Phổi thông cổ họng 
Nhuận Phế ninh thấu = Nhuận Phổi yên ho khạc 
Nhuận Táo chỉ khái = Trừ ráo dứt ho 
Nhuận trường thông tiện = Nhuận trường thông đại tiện 
Nhuyễn kiên tán kết = Mềm chỗ cứng tan ứ kết 
Nhuyễn kiên tiêu lịch = Mềm chỗ cứng tiêu tràng nhạc (lao hạch) 
Nhuyễn kiên tiêu ung = Mềm chỗ cứng tan ghẻ ung

0 nhận xét: