Bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả

Không chỉ là một loại rau thơm dùng trong chế biến món ăn, rau ngổ còn là một vị thuốc quý chữa sỏi thận hiệu quả khiến nhiều người bất ngờ vì công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó.

Rau ngổ (hay còn gọi là rau om) là loại rau gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày và được biết đến nhiều với công dụng làm rau sống, rau ăn kèm, xào rau muống hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị thơm ngon.

Đặc biệt, rau ngổ còn rất giàu dưỡng chất.


Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.


Rau ngổ thường được dùng làm rau thơm cho một số món ăn và có tác dụng chữa bệnh không ngờ

Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.





Một số bài thuốc từ rau ngổ

Trị bệnh gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ: 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần trong 100ml nước uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.

Rau ngổ kết hợp với một số loại thuốc khác có thể trị được bệnh ung thư

Trị sỏi thận

Cách 1: Lấy 20 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.

Cách 2: Hái rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Cách 3: Uống nước sinh tố rau ngổ mỗi ngày hoặc đun sôi với nước để uống.

Cách 4: Rau ngổ tươi kết hợp với râu ngô, hoa mã đề để nấu nước uống chữa sỏi thận.

Các cách này có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài.

Trị sỏi mật: 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.

Trị đái ra máu: Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.

Trị ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày.

Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ: 50g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt cùng 3 – 5 hạt muối uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10 – 15 ngày

Trị ho, sổ mũi: 15 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị viêm tấy đau nhức: Lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Rau ngổ trị được bệnh tức bụng, ăn không tiêu hiệu quả

Trị herpes: Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.

Trị đái dầm: Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.


Trị tiểu tiện không thông, tiểu rắt, viêm đường tiết niệu: Dùng toàn cây non của rau ngổ khoảng 40 – 60g, rồi giã nhỏ hoặc bỏ vào máy xay sinh tố, chế thêm một ly nước sôi để nguội, vắt lấy nước và cho thêm ít hạt muối để uống.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.
Trị rắn cắn: 15 – 20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 – 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 – 40g rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.

Lưu ý khi dùng rau ngổ
– Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai.

– Khi dùng rau ngổ dưới dạng tươi cần rửa thật sạch. Vì thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ

– Khi áp dụng các bài thuốc trị ung thư, cần phải kiêng ăn hải sản, cam, quýt, bưởi, mãng cầu ta, nên ăn mãng cầu xiêm, trái lựu, hồng chín.

Những điều cấm kỵ khi ngủ theo danh y Hoa Đà

Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng.



Danh y Hoa Đà

1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)

Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người.

Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”.

Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là…chữa không hết được.


Tại sao nói như thế?

Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.

Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ.

Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.

Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài)

Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.

Dán nó vào ổ cắm của bạn, và ngừng trả tiền điện! 100% hợp pháp Dán nó vào ổ cắm của bạn, và ngừng trả tiền điện! 100% hợp pháp
Cách đã giúp tôi kiếm được 10.000$ mỗi tháng và sống cuộc sống mơ ước của mình. Cách đã giúp tôi kiếm được 10.000$ mỗi tháng và sống cuộc sống mơ ước của mình.
Một chàng trai tiết lộ bí quyết để anh kiếm được 9.000€ mỗi tháng ngay tại nhà Một chàng trai tiết lộ bí quyết để anh kiếm được 9.000€ mỗi tháng ngay tại nhà


2. Điều thứ hai: Khi ngủ không được suy nghĩ

“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”.

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.

Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.

Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.

Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.

3. Điều thứ ba: Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần

Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.

Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.

Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ. Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ


4. Điều thứ tư: Nhất định phải dậy sớm

Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người. Dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người


Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng.

Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

Những điều gây ra lãnh đạm ở phụ nữ

Nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ và cách điều trị

Bệnh lãnh cảm ở phụ nữ có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt tình dục và hạnh phúc gia đình. Nắm rõ những nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ bạn sẽ có cách điều trị căn bệnh này hiệu quả nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này.

Tìm hiểu về lãnh cảm ở phụ nữ

Lãnh cảm là gì? Đó là hiện tượng không có hứng thú với hành vi tình dục, một số trường hợp cảm thấy ghê sợ chuyện tình dục mặc dù đó là người chồng hoặc người tình. Nhiều chị em không chỉ không có cảm giác đỉnh điểm mà cả ham muốn và khoái cảm tình dục. Họ được xếp vào nhóm “lãnh cảm đích thực”.



Nguyên nhân gây lãnh cảm ở phụ nữ rất đa dạng và phức tạp, được chia thành 5 loại như sau:

Lãnh cảm hoàn toàn không hoặc ít ham muốn tình dục.
Lãnh cảm do yếu tố tâm lý.
Do say mê công việc, lo toan cuộc sống nhiều.
Do nam giới thường xuyên xuất tinh sớm.
Lãnh cảm do cá tính, vì không đạt cực khoái.

Để đơn giản và thuận tiện trong việc điều trị lãnh cảm, các nhà y học đã nghiên cứu và chia lãnh cảm thành 2 nguyên nhân chính đó là:

Nguyên nhân tâm lý: Trong đó vấn đề mâu thuẫn chính là do mối quan hệ vợ chồng trong gia đình, tranh chấp hoặc những thay đổi về đời sống, sinh con, áp lực trong gia đình công việc…Hoặc do mặc cảm, stress kéo dài, bị cưỡng hiếp hoặc không thỏa mãn cho chồng…

- Lãnh cảm do thiếu hiểu biết trong sinh hoạt tình dục vợ chồng, tư tưởng gia đình phong kiến, lo lắng, sợ hãi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày hoặc do người chồng nghiện ma túy, nghiện rượu không có kiến thức cơ bản về sinh hoạt tình dục.
- Lãnh cảm do yếu tố bệnh lý: Người phụ nữ có khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục, có âm đạo hẹp hoặc ngắn, màng trinh dày…Hay do thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen quanh tuổi mãn kinh. Mắc các bệnh phụ khoa, đái tháo đường, viêm đường tiết niệu hay cao huyết áp…


Điều trị bệnh lãnh cảm ở phụ nữ

Cách điều trị lãnh cảm hiệu quả nhất cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với lãnh cảm do yếu tố bệnh lý, người bệnh cần tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa khám và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Còn đối với lãnh cảm do yếu tố tâm lý cần có sự hợp tác của người chồng. Trước hết hai vợ chồng cùng chia sẻ thẳng thắn về lý do khiến vợ giảm ham muốn. Vì chức năng tình dục có thể ảnh hưởng tới việc sinh và nuôi con sau này, do đó người chồng cần giải quyết tâm lý cho người vợ triệt để, giúp vợ thoải mái hơn trong “chuyện ấy”.

Trong đời sống tình dục, người chồng cần khéo léo áp dụng các biện pháp đúng thời điểm và khắc phục những nhược điểm của mình. Kết hợp với trò chuyện, vuốt ve và thể hiện tình cảm giúp người vợ thay đổi mang lại hiệu quả. Ngoài ra, người vợ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý. Bổ sung nội tiết tố nữ kết hợp với điều trị về tâm lý, bệnh lý đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Trị bệnh dạ dày bằng ốc bưu

Ốc không chỉ là món ăn ngon, món ăn yêu thích của nhiều người mà ôc, vỏ ốc còn là các vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ ốc nhồi, ốc đồng mà bạn nên tham khảo.

Bài thuốc từ ốc nhồi




Ốc nhồi không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều tác dụng trong chữa bệnh.

Trị viêm loét

Nếu bị viêm loét ở niêm mạc miêng, lưỡi, má, dùng 2 đến 3 vỏ ốc nhồi rửa sạch và phơi khô, sau đó sao vàng và tán mịn, cỏ nhọ nồi 50g rửa sạch và phơi khô, trộn đều hỗn hợp và châm nhẹ vào chỗ loét.

Chữa đi tiểu nhiều

Ốc nhồi 300g, rửa sạch thả vào nước gạo ngâm sau một đêm để ra hết đất, rồi rửa sạch hấp cách thủy, ăn thân ruột ốc và uống nước ốc, ngày ăn 1 lần, ăn trong 5 ngày.

Chữa đại tiện không thông

Ốc nhồi 500g, gừng 3 lát, muối vừa đủ. Ốc nhồi ngâm nước vo gạo, rửa sạch, gừng giã nhỏ, cùng muối cho vào ốc trộn đều cho ngấm đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn ốc chắt lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Ăn trong 3 – 5 ngày.

Chữa đau tim đột ngột

Báo Sức khỏe Đời sống dẫn lại bài thuốc của PGS TS Phạm Xuân Sinh cho biết dùng vỏ ốc nhồi rửa sạch, phơi khô, gỗ cây thông chẻ nhỏ đốt và tán thành bột mịn. Sau đó lấy khoảng 8g gỗ trầm hương và sắc lấy nước. Dùng hỗn hợp quấy đều và uống từ 3 đến 5 lần.

Trị hen suyễn, thấp khớp

Dùng thịt của 2 đến 3 con ốc sên lớn, sau đó rửa qua phèn chua khoảng 5% và nướng vàng, thái mỏng và sắc lấy nước đặc. Dùng 50g măng tre tươi sau khi đã rửa sạch và thái nhỏ, giã nát vắt lấy dịch. Trộn đều hỗn hợp và dùng để uống 1 đến 2 lần tron ngày.

Chữa sỏi đường tiết niệu

Ốc nhồi 200g, rượu trắng 200ml. Ốc nhồi ngâm nước vo gạo, rửa sạch. Cho rượu vào ốc, đem hấp cách thủy, khi ốc chín, chắt lấy rượu, cho bệnh nhân ăn ốc ngày 1 lần, rượu chia uống 3 lần trong ngày. Dùng thuốc 5 – 7 ngày.

Chữa viêm xương

Ốc nhồi 200g, rau hẹ 50g, gừng 3 lát. Ốc nhồi ngâm sạch đem hấp cách thủy cùng lá hẹ, gừng, ăn ngày 1 lần cả cái lẫn nước. Dùng 10 – 15 ngày.

Chữa say rượu mệt mỏi không tỉnh

Ốc nhồi 10 con, mía đỏ 1 tím. Mía tím ép lấy nước, cho vào ốc đã rửa sạch đem hấp cách thủy sau 30 phút, ốc chín chắt lấy nước cho bệnh nhân uống ngày 2 – 3 lần.

Chữa kiết lỵ

Ốc nhồi 200g, lá mơ 30g, muối mắm vừa đủ. Ốc đập lấy thân, rửa sạch thái miếng mỏng ướp gia vị. Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào ốc trộn đều, đem hấp cách thủy, khi chín ăn ngày 1 lần, ăn trong 3 – 5 ngày.

Chữa sốt nóng, vàng da, tiểu ít

Ốc nhồi 500 – 2.000g, nấm hương 20g, thịt nạc 60g. Ốc ngâm nước sạch 1 – 2 ngày, đem đập lấy phần thịt ốc, rửa sạch nhớt, thái lát; nấm hương ngâm rửa sạch để ráo nước, thái nhỏ; thịt nạc thái cùng trộn lẫn với ốc và nấm hương, thêm gia vị hành, gừng, bột tiêu, muối, dấm; để 15 phút. Xào to lửa với dầu đến chín, thêm nước dùng, đun cho sôi đều. Ăn nóng.

Chữa lợi và niêm mạc lở loét, lưỡi rộp

Vỏ ốc 2 cái, cỏ nhọ nồi 50g. Vỏ ốc sao với cát, tán mịn; cỏ nhọ nồi sấy khô, tán bột. Trộn đều hai thứ bột. Xát vào răng lợi nhiều lần trong ngày.

Trị táo bón

Thịt ốc đồng 100g, gạo nếp 50g. Cho ốc đồng với gạo nếp vào nồi nấu thành cháo để ăn.

Chữa trĩ

Ốc đồng sống 1 con, băng phiến. Gỡ yếm ốc ra, rồi đặt băng phiến vào miệng ốc. Một lúc thì miệng ốc tiết nước ra lấy nước đó bôi vào trĩ.

Trị đái dắt

Ốc đồng 30 con, lá tre 20g. Ngâm ốc trong nước sạch cho nhả hết bùn, rửa sạch vỏ, cho vào nồi luộc với lá tre để ăn.

Trị đau dạ dày, ợ chua

Vỏ ốc đồng, đường đỏ. Vỏ ốc đồng sấy khô nghiền bột rồi nuốt với đường đỏ mỗi lần uống 15g.



Cách chọn và làm chế biến ốc

– Nếu khi các mẹ chạm tay vào miệng ốc, chúng thụt sâu vào bên trong. Đó là những con ốc còn sống và rất tươi.

– Còn khi cầm con ốc lên nghe nặng mùi, quan sát thấy lớp mày cứng của ốc thụt sâu vào bên trong, thì chắc chắn ốc đã chết. Ngoài ra, chỉ cần thả vào trong chậu nước, ốc chết sẽ nổi sấp với miệng quay xuống dưới.

– Những con ốc béo là những con có mày nằm sát trên miệng ốc, ốc gầy ốm thì lớp mày đó thụt sâu vào bên trong.

– Để làm sạch nhớt và bùn đất trong ốc, các mẹ chỉ cần ngâm ốc trong nước vo gạo khoảng 2 tiếng đồng hồ là chúng sẽ nhả hết bùn đất. Bên cạnh đó, các mẹ có thể cho ít ớt bột, ớt trái đã giã vào trong nước ngâm ốc. Ngoài ra, sử dụng giấm ăn pha vào nước ngâm ốc cũng là một cách giúp làm sạch chúng.

– Lấy thịt ốc ra khỏi vỏ rất đơn giản. Các mẹ lấy con dao nhỏ khẽ cậy miệng ốc ra, lấy đầu đũa đẩy nhẹ thịt ốc vào trong một lúc, sau đó cầm con ốc vẩy mạnh, ốc sẽ rơi ra khỏi vỏ. Bỏ phần đuôi ốc, cho phần thịt vào bóp sơ với nước giấm, rửa lại bằng nước sạch và bắt đầu chế biến thành những món ngon ưa thích.



Để khử mùi tanh

– Lót một lớp lá chanh và sả ở đáy nồi.

– Luộc hoặc xào ốc với một chút cơm mẻ – không chỉ khử mùi tanh mà món ốc sẽ thơm dậy mùi rất đặc biệt.



Ăn ốc đúng cách

Tuy giàu dinh dưỡng nhưng do đặc điểm môi trường sống, các loại ốc rất có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cũng như có nhiều mầm bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy nếu ăn loại ốc chưa chế biến kỹ, thai phụ có thể nhiễm sán từ ốc (sán từ ốc có thể vào cơ thể người, cư trú ở phổi và gan, sinh ra các bệnh sán lá phổi, sán lá gan…) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu cần chú ý chỉ nên ăn ốc đã được làm sạch sẽ và chế biến chín kỹ nhé.

Ngoài ra, bà bầu cần phải lưu ý về tính cân đối và hợp lý của các thực phẩm cũng như chế độ ăn đa dạng chứ không nên chỉ vì thích mà ăn nhiều một món ốc. Một tuần chỉ nên ăn 1 – 2 bữa ốc, còn với những bà bầu bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, bị loét bao tử thì nên tránh ốc.



Chế biến ốc an toàn

Để có được các món ăn từ ốc an toàn, chị em cần lưu ý:

– Nên mua ốc ngoài chợ về nhà tự chế biến vì nếu dùng thức ăn ở tiệm, ốc có thể chỉ được rửa vội, sơ sài trước khi chế biến nên không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Cần rửa sạch và ngâm ốc bằng nước vo gạo hoặc nước muối pha loãng khoảng 1 – 2 giờ trước khi chế biến để ốc nhả hết bùn ra.

– Nếu không có thời gian, hãy pha nước chanh, giấm chua hoặc ớt thật cay rồi cho ốc vào ngâm để chúng nhanh chóng nhả chất bẩn ra hết.

– Không nên ăn dạng tái chanh, bóp giấm… mà phải chế biến cho thật chín.

– Khi làm món ốc luộc, có thể cho vào một nồi ít lá chanh, sả để khử mùi tanh.



Một số món ngon từ ốc

Chả ốc cuộn lá lốt

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

– 250g ốc bươu

– 200g giò sống

– 500g lá lốt

– 1 nhánh gừng, 1 nắm lá chanh

– 1 củ hành tây, 1 củ hành tím, 4 tép tỏi

– Gia vị, hạt tiêu, nước mắm, đường, dầu ăn

Cách làm:

– Ốc bươu ngâm nước vo gạo qua đêm để chúng nhả hết đất. Sau đó, rửa sạch ốc và luộc khoảng 10 phút. Đổ ốc ra rổ và gỡ lấy thịt rồi băm nhỏ.

– Gừng, lá chanh, tỏi, hành băm nhỏ, để riêng từng thứ. Hành tây thái lát thật mỏng. Lá lốt đem rửa sạch và để ráo nước.

– Phi thơm 1/2 tỏi với dầu ăn rồi trút ra và trộn đều với 1/2 gừng, thịt ốc, giò sống, hành tím đã băm nhỏ, lá chanh, hạt nêm, tiêu.

– Trải lá lốt ra, cho nhân đã trộn vào giữa mặt dưới lá và cuốn chặt lại đến khi hết nhân.

– Đặt chảo lên bếp và cho dầu vào. Khi dầu sôi, cho từng miếng chả đã cuốn lá lốt vào rán trên lửa nhỏ. Đến khi miếng chả rắn lại và có mùi thơm là đã chín và gắp ra đĩa.

– Pha nước mắm với đường, tỏi, gừng làm nước chấm sao cho vừa miệng.

Ốc nhồi hấp sả

Nguyên liệu: (cho 4 người ăn)

– 30 con ốc nhồi

– 200g thịt xay

– 300g giò sống

– 50g tôm khô

– 50 g nấm hương

– 50g nấm mèo

– 2 quả chanh, 20 cây sả

– Lá chanh, hành tím, nghệ, riềng

– Gia vị, đường, hạt tiêu, nước mắm

Cách làm:

– Ốc luộc sơ, có thể để nguyên con hoặc lấy thịt ra để ráo nước.

– Vỏ ốc luộc với nước gừng để khử mùi tanh hoặc dùng rượu để khử sạch.

– Riềng, nghệ băm nhuyễn lấy nước. Lọc mỗi loại lấy khoảng 1 muỗng canh nước.

– Nấm hương luộc với nước gừng, rượu để khử mùi.

– Nấm mèo, tôm khô thái hạt lựu.

– Trộn đều tất cả nguyên liệu cùng gia vị, đường, hạt tiêu và sả đã băm nhỏ. Sau đó, cho hỗn hợp đó vào những vỏ ốc để khít chặt và hấp khoảng 15 phút.

– Pha nước mắm với đường, gừng, sả, lá chanh để đảm bảo nước chấm không quá mặn, vừa ăn và thơm mùi gia vị.

Ốc gạo xào dừa

Nguyên liệu:

– 1 kg ốc gạo.

– 4 cây sả.

– 200 gam dừa bào (chọn phần dừa gần cùi, thường lẫn màu nâu, sẽ béo hơn).

– 3 muỗng canh nước sôi.

– 3 muỗng canh dầu, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột nêm.

Cách làm:

– Ngâm ốc trong nước vo gạo khoảng nửa tiếng để nhả bớt chất nhờn, chất dơ; sau đó chà rửa lại bằng nước lạnh nhiều lần cho đến khi sạch. Để thật ráo.

– Dừa vắt lấy nước cốt, không cho thêm nước khi vắt.

– Sả bỏ phần lá phía trên (khoảng 1/3 tính từ ngọn xuống). Cắt một phần gốc sả thành lát mỏng. Số còn lại cắt khúc, đập dập.

– Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào, sau đó phi số sả cắt lát cho đến khi có mùi thơm. Tắt bếp.

– Cho ốc, sả xắt khúc, nước dừa, nước sôi vào chảo sả phi. Bật bếp trở lại. Nêm muối và bột nêm. Đảo trên bếp trong khoảng 5-7 phút. Để lửa vừa. Nếu muốn có thêm vị cay, các mẹ hãy xắt 1-2 quả ớt đỏ thành sợi nhỏ rồi cho vào chảo cùng với các gia vị kể trên.

– Ốc gạo xào dừa có thể ăn với nước mắm gừng, ớt hoặc ăn không, tùy theo sở thích.

Lưu ý:

Những người dạ dày bị đau, viêm loét, rối loạn tiêu hoá kéo dài, người có vết loét trên da thịt chưa lành… nên kiêng hoặc hạn chế ăn ốc.

Ốc là vật chủ trung gian của nhiều loài giun sán gây bệnh cho người nên chỉ ăn ốc khi đã nấu chín hẳn. Tránh dùng tái hay vắt chanh ăn sống.

Các phương pháp giúp người già khoẻ

Giữ cho chân khỏe là sẽ chậm già. Nhưng ngoài đi bộ ra nếu bạn đi bơi được là tốt nhất vì xuống nước các chi của bạn nhẹ nhàng hơn phổi sẽ được bơm oxy nhiều hơn, người đi bơi vừa lên khỏi mặt nước thì tim đập trở lại bình thường ngay, điều nầy không có sau một cuộc chạy bộ, và nếu ai sau khi đi bộ nhanh hay jogging mà chậm hội phục nhịp tim thì tức là tim yếu. 
Tục ngữ có câu: "Người già đôi chân già trước" 


Giữ đôi chân tốt chính là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ. Các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng: Bàn chân có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. 
Trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức khoẻ. Thí dụ:

 
- Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể chữa được chứng bí đái, đái són, đái buốt 

- Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, xát ngón thứ 2 có thể chữa được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua. 
- Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận. 
- Xát gan bàn chân có thể chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng. 
- Ngón thứ tư có liên quan đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi .. Thường xuyên xát gan bàn chân không những làm tăng lưu lượng máu, tăng tính đàn hồi thành mạch máu, mà còn kích thích não bộ trị được chứng nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, mộng mị 
.. Người già thường xuyên xát chân còn phòng được chứng tê bì, chân tay giá lạnh. 




Phương pháp xát chân cụ thể :


Trước tiên ngâm chân vào nước nóng 15 phút, lau sạch.. 
Ngồi trên giường hoặc ghế, chân nọ gác lên đầu gối chân kia, một tay xoa gan bàn chân, một tay xoa mu bàn chân, xát đi, xát lại khoảng 200 lần là vừa. 
Ðổi chân, cũng làm như trên. Xát cho đến khi nóng, người cảm thấy khoan khoái, dễ chịu là được. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và tối.

Lợi ích của đi bộ 

Ði bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần. 

1. Tốt cho tim 
Một nghiên cứu gần đây đưa ra kết luận, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá (metabolic syndrome)- một nhóm các triệu chứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, và đột qụy. Theo thống kê tại Mỹ, có khoảng 24 triệu phụ nữ nước này mắc hội chứng chuyển hoá. Không có thời gian để đi bộ nửa giờ mỗi ngày? Một nghiên cứu ở Anh cho thấy rằng, hoạt động thường xuyên (Kết hợp đi bộ và đi xe đạp) đồng nghĩa với việc giảm 11 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ. 

2. Loại bỏ nguy cơ mắc ung thư vú 
Ði bộ chỉ cần vài giờ mỗi tuần có ý nghĩa đặc biệt trong việc giảm nguy cơ mắc ung thư vú, (theo công bố trên tờ tạp chí của hội y học Mỹ). Ðồng thời đi bộ làm giảm béo, tăng khả năng sản sinh estrogen. Kết quả của nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở tuổi mãn kinh (50-79 tuổi) với những người có thể trạng bình thường, nguy cơ mắc ung thư vú giảm đi 30 %, còn những người thừa cân thì chỉ giảm từ 10-20 %. Nghiên cứu trên phụ nữ trẻ hơn cũng đưa đến kết quả tương tự. 

3.Giúp ngủ ngon hơn 
Ði bộ nhanh vào buổi chiều giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn (Theo lời khuyên của tổ chức Giấc ngủ Quốc tế). Hơn nữa, nhiều ý kiến còn cho rằng, đi bộ làm tăng lượng hormone serotonin giúp cho bạn được thư giãn … Tuy nhiên bạn đừng nên đi bộ 2 giờ trước khi ngủ vì nó quá muộn để cơ thể nghỉ ngơi trở lại.

4. Làm giảm sự đau nhức cơ thể 
Hãy đi bộ và bạn sẽ giảm sự đau nhức cơ thể (Ðó là lời khuyên của các nhà khoa học, đặc biệt là môn đi bộ nhanh (Chiwalking- một ý tưởng kết hợp Thái cực quyền, Yoga và Pilates- một môn thể dục mềm dẻo). Nó giống như việc đi bộ thường xuyên nhưng bởi vì bạn thư giãn có ý thức, nó làm cơ thể bạn trở nên cân bằng bao gồm việc vận động cánh tay, làm cho chân không bị stress như khi đi bộ. Kết quả làm giảm đi sự đau nhức. Môn Chiwalking hiện ngày một phổ biến ở Mỹ.

5. Nó làm cho bạn hạnh phúc 
Ði bộ có thể làm cho bạn giảm bớt sự buồn chán, lo âu và stress, đó là một hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Chỉ cần 30 phút đi bộ sẽ khiến cho tâm trạng của bạn trở nên khá hơn. Theo nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Texas - Mỹ). Bỏ ra 90 phút đi bộ 5 lần mỗi tuần là bạn sẽ có được tâm trạng tốt nhất (nghiên cứu của đại học Temple). Một giải thích được đưa ra: Ði bộ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin, một hoá chất làm cải thiện tâm trạng tạo cho bạn cảm giác lạc quan, yêu đời hơn. 

6. Giúp làm giảm bớt trọng lượng của cơ thể 
Ði bộ 30 phút mỗi ngày có thể tránh sự tăng cân ở hầu hết những người ít hoạt động tự nhiên. Mặt khác, nếu phụ nữ đi bộ một giờ mỗi ngày và năm lần trong một tuần sẽ tiêu hao 1.500 calo mỗi ngày và giảm khoảng 11 kg cân nặng bị thừa mỗi năm. Việc đi bộ có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn.

7. Duy trì trí nhớ cho người cao tuổi 
Một vài nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi chỉ ra rằng đi bộ thậm chí chỉ cần 45 phút mỗi tuần sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer. Ði dạo hoặc tản bộ thông thường cũng đồng nghĩa với việc trí não được luyện tập và trở nên minh mẫn hơn ở tầng lớp người cao tuổi. 

8. Bảo vệ xương của bạn
Chỉ cần 30 phút đi bộ 3 lần mỗi tuần là cách tuyệt vời để bảo vệ và rèn luyện cho xương của bạn. Giống như một bài tập, khi đi bộ sẽ đòi hỏi người phải sử dụng 95 % hệ cơ, thực tế quá trình này giúp thúc đẩy và khiến cho xương của bạn trở nên khoẻ mạnh và rắn chắc hơn.

Phương thuốc chữa ung thư phổi hiệu quả

Bệnh ung thư xưa nay được xem như “trời kêu ai nấy dạ”, ít ai nghe nói ung thư phổi có thể được cứu sống chỉ nhờ thuốc Nam. Chúng tôi xin chia sẻ câu chuyện có thực về một người thân đã chiến thắng án tử ung thư nhờ những loại thảo dược sẵn có.

Bác sĩ tư vấn bài thuốc Nam chữa khỏi ung thư phổi giai đoạn cuối

Bác tôi hiện đang bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Bệnh viện Phổi TW nói bác tôi quá yếu, hai bên phổi đều có khối u và rất nhiều hạch trung thất nên không thể xạ trị được nữa. Hiện nay bác tôi đang tiêm và uống thuốc của viện phổi kê đơn. Tiêm vào thấy đỡ đau xương, ăn được nhưng vẫn bị khản tiếng và ù tai.

Bị ung thư phổi giai đoạn cuối nhưng bác tôi không có hiện tượng ho hay tức ngực khó thở như những bệnh nhân ung thư phổi khác, bác chỉ thấy mệt.

Hiện nay gia đình tôi vẫn giấu không cho bác biết sự thật về bệnh tình, chỉ nói là bác bị viêm phổi nên tinh thần bác vẫn rất tốt, mỗi bữa vẫn ăn được hai bát cơm. Gia đình tôi đang có hướng cho bác uống viên tinh dầu cumargold và uống thêm nước lá đu đủ, lá sả như những trường hợp Tâm sự gia đình đã đưa.





Còn về chế độ dinh dưỡng thì gia đình tôi vẫn cho bác hạn chế các loại thịt đỏ và hạn chế đường. Xin các bác sĩ tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng bác tôi như vậy đã được chưa, và cách điều trị như vậy ổn chưa. Có gì phải lưu ý thêm không bác sĩ? Cảm ơn các bác sĩ.

Dược sĩ Nguyễn Đức Châu

Chào bạn Hiên! 
Ung thư phổi giai đoạn cuối có tiên lượng rất ngắn, cuộc sống chỉ còn tính bằng tháng, tuy hiện tại sức khỏe và tinh thần bác ấy còn khá tốt nhưng nếu không có biện pháp can thiệp tích cực thì trong thời gian ngắn nữa sẽ rơi vào tình trạng nan giải.
Trong cuộc chiến sinh tử chống lại bệnh ung thư, loài người vẫn thực sự chưa thể khẳng định là “đã kiểm soát” căn bệnh này. Mặc dù vậy những cố gắng của các nhà nghiên cứu cả Đông và Tây y đến nay đã có nhiều phương pháp góp phần xoa dịu căn bệnh.

Từ việc bóc tách, giải phẫu, TOCE (phương pháp ngăn máu động mạch đến nuôi khối u), đến hóa trị, xạ trị… đã phần nào giảm nhẹ mối lo đối với những ca mới mắc.

Trong trường hợp đã vào ung thư giai đoạn cuối thì hầu như các phương pháp kể trên không còn mấy hiệu quả, thậm chí có thể còn làm rút ngắn cuộc sống của bệnh nhân. Trong hoàn cảnh này, người Việt Nam chúng ta hay “quay về nguồn” dùng thuốc Nam thì có nhiều ca lại tỏ ra rất hiệu quả.



Chúng ta thường nghe thuốc Nam cứu sống nhiều trường hợp ung thư gan, xơ gan cổ trướng… nhưng ít ai nghe ung thư phổi có thể được cứu sống chỉ nhờ thuốc Nam.

Kỳ thực, trong kho tàng Y học cổ truyền phương Đông có rất nhiều điều mầu nhiệm mà chúng ta chưa có dịp chứng kiến. Câu chuyện thực sau đây chúng tôi xin kể về một người thân đã chiến thắng ung thư phổi giai đoạn cuối chỉ nhờ thuốc Nam.

Tháng 9 năm 2014, trong một lần bị sốt dai dẳng và đau tức một bên ngực phải, bác Ngô Duy H. (ở Đà Lạt) đã vào bệnh viện Thống Nhất TP.HCM để khám. Bác H. Là bố của 1 đồng nghiệp trong nhóm thầy thuốc Aftercare – dược sĩ Bảo Giang, ông cũng là cán bộ về hưu nên bảo hiểm y tế thuộc về Bệnh viện Thống Nhất quản lý.

Tại đây bác H. Đã thăm khám ra vô nhiều lần về bệnh cao huyết áp, nên rất thân quen với tập thể y bác sĩ bệnh viện, thậm chí cả lãnh đạo bệnh viện cũng rất quý và quan tâm bác H.
Lần này đến BV Thống Nhất vì bác H. Bị bệnh nặng nên đích thân bác sĩ Nguyễn K. Q., là Phó giám đốc chuyên môn của BV, trực tiếp thăm khám. Khi phát hiện bác H. Bị viêm phổi nặng, qua chụp X-quang thấy có một khối viêm lớn (4,3cm) bên đáy ngực phải, bác sĩ đã cho điều trị tích cực với kháng sinh mạnh liên tục 3 tuần.

“Dập” kháng sinh dài ngày, cơ thể bác H. Sút giảm sức khỏe đáng kể, nhìn bác gầy yếu hẳn đi, xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên tình trạng sốt cao và đau ngực vẫn không giảm, lúc này phía BV có nghi ngờ là bác H. Bị khối u và chỉ định cho làm CT-Scan tại BV. Kết quả có một khối u đang tăng sinh trong lòng 1 ổ viêm ở phổi, nó gây sốt và đau nhức bên ngực phải liên tục.

Kết quả CT-Scan tại bệnh viện Thống Nhất kết luận bác H. Bị ung thư phổi di căn

Gia đình dược sĩ Giang đã sử dụng phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất là PET-CT để phát hiện chính xác khối u. Kết quả cho thấy bác H. Đã bị di căn từ phổi đến tuyến thượng thận và tuyến tụy. Bác sĩ cũng cho tiên lượng luôn là nếu có hỗ trợ y khoa tối đa thì bác H. Cũng chỉ sống được 6 tháng nữa thôi, còn không thì chỉ trong vòng 2 tháng là kết thúc.
Anh Giang đã đến trao đổi tình hình bệnh tật của bố với nhóm thầy thuốc Aftercare. Sau khi cân nhắc kỹ, chúng tôi quyết định dùng cho bác H. Một bài thuốc trị ung thư phổi bằng Đông y, kết hợp với nâng thể trạng bác lên cũng bằng Đông y. Thuốc đắng, hơi khó uống, nhưng vì sức khỏe nên bác H. Cũng ráng uống. Được 10 ngày bác H. Thấy cơ thể “êm êm”, hết sốt, hết đau và không thấy phản vệ gì. 
Rồi 2 tháng đã qua, bác H. Không sốt, không ho, không sụt ký, không đau nhức gì, không có biểu hiện bừng mặt, cushing (biểu hiện đặc trưng suy tuyến thượng thận) hay bất kỳ dấu hiệu bệnh tật gì, tất cả đều bình thường. Đến ngày tái khám tại BV Thống Nhất, kết quả X-quang và CT-Scan cùng cho thấy khối u vẫn còn trên phổi, nhưng kích thước đã nhỏ lại và không gây hại gì. 
Hai tháng, rồi 4 tháng trôi qua, bác H. Tái khám như lịch hẹn. Thật ngạc nhiên, lần này kết quả X-quang kết luận phổi bác H. Đã bình thường. Hạn chót chỉ sống được 6 tháng theo lời bác sĩ đã đến, bác H. Vẫn khỏe mạnh, hồng hào, ăn được ngủ được, làm việc bình thường. Đến nay đã gần 1 năm bác đã khỏe mạnh như xưa.
Đầu tháng 9/2015, bác tái khám, mọi thứ đều ổn cả, không còn thấy khối u trên các vùng di căn trước đây nữa, chỉ còn 1 vết xơ nhỏ khoảng 5 ly trên vị trí của khối u cũ ở phổi, nó đã được protein bao bọc như 1 vết chai, hoàn toàn trơ, không có ảnh hưởng gì đến phổi cả.

Bác sĩ BV Thống Nhất khẳng định bác đã khỏi hoàn toàn, vết xơ này không ảnh hưởng gì, nếu cần thiết có thể cắt bỏ. Bác sĩ ở đây lại ngạc nhiên không hiểu tại sao bác H. Lại thoát khỏi lưỡi hái tử thần kỳ lạ đến như vậy.
Bệnh ung thư xưa nay được xem như “trời kêu ai nấy dạ”, rất ít người có thể chống lại số phận. Chúng ta không hy vọng sẽ “cãi” được mệnh trời, nhưng một tia hy vọng được sống vẫn quý giá biết bao.

Vì vậy mà những người đang đứng trước ngưỡng cửa tử thần của ung thư, tùy theo giai đoạn và hoàn cảnh của mình mà chọn cho mình “con đường phù hợp”, tránh đi sai đường vừa mất thời gian vừa tốn sức mà bệnh tình có thể nặng thêm. Ung thư không cho phép có cơ hội làm lại từ đầu, mọi sai lầm đều phải trả giá bằng sinh mạng và đau khổ.


Kết quả sau 4 tháng điều trị bằng Đông y, bác H. Đã hết bệnh ung thư phổi.

Như vậy phương thuốc cổ truyền này có hiệu quả trên cơ thể bác H. “Phép mầu” này tuy huyền diệu nhưng không quá khó kiếm, gồm những loại thảo dược sẵn có ở Việt Nam. Có thể kiếm được đủ nguồn dược liệu để cần thiết sử dụng cho những ai “chẳng may”.

Bài thuốc gồm các vị sau: Hoắc hương, Thạch hộc, Nam tinh, Bán hạ, Bạch biển, Thù du, Hoàng liên, Hoạt thạch, Trần bì, Phục linh, Gừng gió và Ngải đen.

Công thức hàm lượng dược liệu cho mỗi người được thay đổi khác nhau. Với những người có bệnh khác đi kèm hoặc bệnh tình thay đổi phức tạp thì cần thiết phải gia giảm thành phần theo thời gian, vì vậy mà người nhà bệnh nhân phải liên tục theo sát tình hình để báo lại với thầy thuốc kịp thời ứng phó.

Bạn nên lưu ý: Bệnh phổi nặng hay xuất hiện tràn dịch màng phổi, khi bệnh nhân nằm thì nước sẽ ngập lên phổi gây nghẹt thở, buộc phải ngồi mới thở được, tình trạng này cần báo với bác sĩ để được hút dịch ra nhanh.

Cần phải nâng thể trạng của bệnh nhân ung thư lên nhưng không được dùng những thứ quá bổ dưỡng có thể tạo điều kiện cho khối u tăng sinh nhanh, trong hoàn cảnh này Cao Địa Long tỏ ra rất hữu ích, vừa nâng thể trạng lại nâng cả đề kháng, giúp người bệnh chống lại các tác nhân bất lợi như siêu vi hay tấn công qua đường hô hấp. Liệu pháp này phối hợp với bài thuốc trên cho hiệu quả rất tốt trên bệnh nhân ung thư phổi.