Thoát vị đĩa đệm ở đốt sống L4, L5
Bình thường, con người có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng) và giữa các khoảng đốt sống đó chính là đĩa đệm. Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể. Thuật ngữ “thoát vị đĩa đệm” trở nên khá phổ biến ngày nay do điều kiện sinh hoạt và làm việc của người dân Việt Nam chưa cao. Bài viết này sẽ giúp độc giả tìm hiểu sâu hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm L4, L5.Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là phần nằm giữa 2 đốt sống, là một cấu trúc nâng đỡ cột sống. Đĩa đệm có hình bầu dục, với lớp vỏ ngoài ( vòng xơ) dai, chắc bao quanh phần mềm gọi là nhân đệm. Khi thoát vị đĩa đệm xảy ra, một phần nhỏ của hạt nhân đẩy ra ngoài qua khe vành vào ống tủy sống. Điều này có thể gây kích thích dây thần kinh và dẫn đến tê, đau hoặc yếu chân hay cánh tay.
Thần kinh liên quan đĩa đệm L4, L5
Dây thần kinh liên quan tới đĩa đệm L4, L5 là dây thần kinh tọa, phân nhánh dây thần kinh tọa như sau:
Tại cột sống dây thần kinh toạ bắt nguồn từ các rễ thần kinh thắt lưng 5 (L5) và dây cùng 1 (S1), xuất phát từ tuỷ sống. Ngoài ra, nó còn nhận thêm các rễ thần kinh thắt lưng 4, và các rễ cùng 1, 2, 3 thuộc đám rối cùng. Rễ L5 rời bao màng cứng ở mức bờ dưới thân đốt sống L4, còn rễ S1 ở bờ dưới thân đốt sống L5.
Do đó khi bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 sẽ gây ảnh hưởng đến rễ L5 ảnh hưởng đến các vùng do rễ L5 và phân nhánh của nó chi phối
- Rễ L5 chi phối vận động các cơ cẳng chân trước ngoài (gập mu chân và duỗi các ngón chân), chi phối cảm giác một phần sau đùi, mặt sau cẳng chân, hướng đến ngón cái và các ngón gần ngón cái.
DẤU HIỆU THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM L4, L5
Đau: đau lưng tại vị trí tương ứng đốt sống L4, L5,triệu chứng đau có thể mở rộng đến các ngón chân và mắt cá chân, người bệnh có thể thấy đau hoặc tê trên mu bàn chân, đặc biệt là khu vực ở giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai.
Đau có thể liên tục hoặc từng cơn, giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi đi lại nhiều. Có thể có hội chứng chèn ép: đau tăng khi ho, hắt hơi.
Yếu cơ: tổn thương rễ L5 có triệu chứng đứng bằng gót chân khó ở bên có tổn thương thần kinh.
Teo cơ: giai đoạn muộn có thể có teo cơ tứ đầu đùi,hạn chế vận động,có thể có tư thế giảm đau, co cơ cạnh sống.
Rối loạn cảm giác tương ứng với vị trí phân bố của rễ L5 ( Hình 3). Có thể có tê bì, có cảm giác rát hoặc nóng…
Cận lâm sàng:
Cần tiến hành một số cận lâm sàng để xác định rõ mức độ và vị trí tổn thương.
- X-quang cột sống thắt lưng
- Cộng hưởng từ cột sống thắt lưng ( MRI): thấy rõ được những đĩa đệm thoát vị: vị trí thoát vị, thể thoát vị.
- Chụp cắt lớp CT- Scaner ít hiệu quả hơn.
Thế Anh Official kênh chuyên về chia sẻ kỹ năng rèn luyện sức khỏe và kinh doanh
Trả lờiXóa--------------------------------
Hiệu quả nhất – thiết thực – ai cũng có thể áp dụng:
Web: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đốt cột sống cổ
( Xem tai day): Vật lý trị liệu chữa thoát vị đốt cột sống cổ
( xem tai day ): vat ly tri lieu chua thoat vi dot cot song co